![]() |
Ông Đoàn Đại Phong, Phó tổng giám đốc Viettel Solutions - thành viên Tập đoàn Viettel |
Khó khăn, thách thức khi lần đầu tổ chức triển lãm ITU online
- Là đơn vị xây dựng hạ tầng cho sự kiện Triển lãm Viễn thông thế giới được tổ chức online lần đầu tiên, với nền tảng 3D chỉ trong thời gian 1 tháng, đội ngũ kỹ sư của Viettel gặp những áp lực gì?
Chúng tôi thấy có ba thử thách trong việc xây dựng platform 3D cho ITU Digital World 2020.
Thứ nhất là liên quan đến phần nghiệp vụ triển lãm ảo, đặc biệt là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về tính năng cho phép các công ty tham gia triển lãm có thể tự thiết kế gian hàng 2D, 3D trên platform. Đây là thứ Viettel chưa làm bao giờ.
Thứ hai là việc đảm bảo hạ tầng cho quy mô triển khai trên toàn thế giới.
Thứ ba là với quy mô như vậy, việc đảm bảo an toàn thông tin, ứng cứu thông tin khi có sự cố xảy ra là điều cần có phương án phòng vệ và dự phòng.
- Kinh nghiệm về xây dựng hạ tầng công nghệ cho những sự kiện quốc tế được tổ chức tại Việt Nam trước đó như Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều, ASEAN +3… giúp gì cho Viettel tại ITU 2020?
Sau khi nhận nhiệm vụ xây dựng nền tảng 3D, với kinh nghiệm triển khai tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều, ASEAN+3… đội ngũ kỹ sư của Viettel đã có quy hoạch về mặt mạng lưới, tài nguyên để chuẩn bị, nên chúng tôi làm rất nhanh. Chủ yếu phần mới là các tính năng liên quan đến công nghệ thông tin - nền tảng 3D, còn hạ tầng thì chúng tôi đã có kinh nghiệm rồi.
- Theo ông, so với tổ chức một triển lãm viễn thông kiểu truyền thống thì hình thức này sẽ tiết kiệm chi phí hay tốn kém hơn?
Sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều. Ở các sự kiện offline, mỗi doanh nghiệp chỉ cần có vài người tham gia là sẽ kéo theo chi phí ăn ở, đi lại, xây dựng các gian hàng triển lãm… mà là ở nước ngoài nên chi phí rất tốn kém.
Nếu triển khai theo hình thức online, về bản chất, sự kiện vẫn đáp ứng được các hoạt động như offline nhưng tiết kiệm được nhiều chi phí.
![]() |
Việc tổ chức online với nền tảng 3D sẽ giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đáp ứng được yêu cầu như một sự kiện offline |
- Nhưng cơ hội giới thiệu sản phẩm đến khách hàng tiềm năng, networking… có được đảm bảo hay không nếu tổ chức online?
Các hội nghị quốc tế thường có ba mục tiêu: Tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm; gặp gỡ và trao đổi về các cơ hội kinh doanh; học hỏi về các xu thế công nghệ mới thông qua các chuyên đề của diễn giả.
Với platform này, chúng tôi hoàn toàn có thể đáp ứng ba mục tiêu đó.
Ví dụ như khi một người đăng ký tham gia triển lãm, họ thích sản phẩm nào, có thể tương tác ngay trên sản phẩm đó, có thể kết nối, trao đổi và xem được đầy đủ các thông tin như video, catalog sản phẩm. Tất cả đều tích hợp trên nền tảng 3D.
- Với một sự kiện có sự tham gia của nhiều “ông lớn” trong ngành viễn thông, CNTT thế giới, Viettel có bị áp lực vì sự kiện này sẽ thể hiện “bộ mặt” của Việt Nam hay không?
Chúng tôi chỉ bị áp lực về mặt thời gian, còn về mặt công nghệ, chúng tôi rất tự tin. Khi xây dựng platform này, đội ngũ kỹ sư Viettel cũng nghiên cứu các triển lãm mới đây như GSMA (Thượng Hải), Connect Tech (Singapore)…
Đội ngũ kỹ sư của chúng tôi tự tin có thể xây dựng một platform vừa tích hợp được các yêu cầu của triển lãm offline, vừa đáp ứng các tính năng, thậm chí còn ưu việt hơn các hội nghị online được tổ chức mới đây.
![]() |
Gian hàng của Viettel trên ITU Virtual Digital World 2020 |
- Năm nay, các sản phẩm Viettel đem đến triển lãm có gì đặc biệt?
Các sản phẩm năm nay nhấn mạnh hơn thông điệp xuyên suốt của Tập đoàn: Viettel với sứ mệnh kiến tạo xã hội số.
Để kiến tạo xã hội số, có ba đối tượng tham dự là Chính phủ, doanh nghiệp, người dân. Khi thiết kế gian hàng 3D của mình tại ITU Digital World 2020, Viettel cũng đem đến đúng hệ sinh thái dịch vụ số phục vụ cho 3 nhóm đó: B2G, B2B và B2C. Tất cả các sản phẩm số này đều đã được xây dựng hoàn chỉnh, triển khai trong thực tế và đã có nhiều thành quả tốt, đóng góp vào sứ mệnh kiến tạo xã hội số của Viettel như: e-Cabinet, nền tảng khám chữa bệnh từ xa (Telehealth), ViettelPay, hệ thống tính cước theo thời gian thực (vOCS)…
Biến thách thức thành cơ hội
- Khi tham gia hỗ trợ Bộ Thông tin Truyền thông tổ chức sự kiện này, Viettel thấy mình nhận được gì?
Với sự kiện lần này, Viettel cảm ơn Bộ Thông tin và Truyền thông vì đã tạo cơ hội cho Viettel thử sức làm một việc khó trong thời gian ngắn.
Khi chúng tôi xây dựng được nền tảng này, với tính tùy biến cao, Viettel có thể áp dụng sản phẩm này sang rất nhiều ngành nghề khác, ví dụ như triển lãm công nghệ quốc phòng ảo, du lịch ảo… Viettel cũng có thể sử dụng ngay platform này để tiếp cận các sự kiện thế giới, ngỏ lời tổ chức theo hình thức giống như Việt Nam đang làm trên nền 3D. Đó là kết quả lớn nhất mà Viettel thu được.
- Về mặt cá nhân, ông thấy điều gì thú vị khi trực tiếp chỉ đạo dự án này?
ITU 2020 đã diễn ra tốt đẹp, giai đoạn áp lực cũng đã qua, nhưng tôi cùng các anh em ở Viettel chỉ tập trung làm nên chưa kịp cảm nhận điều gì thú vị (cười). Có lẽ, điều tôi cảm thấy hay nhất là khi tổ chức sự kiện lần này thấy được sự đồng lòng, góp sức với sự dẫn dắt của Bộ Thông tin và Truyền thông cho đến tất cả các doanh nghiệp công nghệ - viễn thông lớn ở Việt Nam như Viettel, VNPT, CMC, FPT… Tất cả đều tham gia, cùng giải quyết các khó khăn gặp phải, để hội nghị được tổ chức tốt nhất.
Thu Hà
" alt=""/>Viettel làm điều chưa từng có với nền tảng 3D tại ITU 2020Zing News đưa tin, vào ngày 10/1 Toyota đã phát thông báo triệu hồi 1,7 triệu xe trên toàn cầu vì lỗi túi khí Takata. Hệ thống bơm hơi túi khí có thể phát nổ, làm văng các mảnh kim loại gây sát thương. Đây là một phần chiến dịch triệu hồi trong nhiều năm của ngành công nghiệp ô tô, được công bố vào năm 2016.
Các nhà sản xuất ô tô cho biết còn khoảng 10 triệu xe ở Mỹ mắc lỗi này và đây là chiến dịch triệu hồi lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử.
Những mẫu xe của Toyota ảnh hưởng bởi đợt triệu hồi mới nhất được sản xuất trong giai đoạn 2010-2017, trong đó có 1,3 triệu xe tại Mỹ, bao gồm các mẫu Corolla (2010-2013), Matrix (2010-2013), 4Runner (2010-2016) và Sienna (2011-2014).
Ngoài ra, thương hiệu cao cấp của Toyota là Lexus cũng bị ảnh hưởng. Các mẫu nằm trong diện triệu hồi gồm có IS 250 (2010-2013), IS 250C (2010-2015), IS 350 (2010-2013), IS 350C (2010-2015), IS-F (2010-2014), GX 460 (2010-2017) và ES 350 (2010-2012).
![]() |
Nhiều hãng ô tô liên tiếp triệu hồi ô tô do lỗi túi khí. |
Hyundai thu hồi gần 79.000 ô tô bị lỗi xả khí
Bộ Môi trường Hàn Quốc ngày 8/1 cho biết hãng sản xuất ô tô Hyundai sẽ thu hồi gần 79.000 xe để sửa lỗi ở hệ thống xả khí. Theo kế hoạch, 78.721 xe thu hồi thuộc 3 dòng xe, gồm dòng xe sedan Grandeur chạy bằng dầu diesel, 2 dòng xe tải Megatruck và Mighty truck. Việc thu hồi sẽ bắt đầu được tiến hành từ ngày 9/1 và kéo dài một năm rưỡi.
Một quan chức Bộ Môi trường cho biết, bộ này đã yêu cầu Hyundai thu hồi 30.945 xe Grandeur bị mắc lỗi trên, trong khi đối với 2 dòng xe tải còn lại hãng này tự nguyện trình kế hoạch thu hồi lên bộ.
Theo đó, kế hoạch thu hồi các xe của Hyundai là một phần trong nỗ lực của Chính phủ Hàn Quốc nhằm giảm bớt các loại xe chạy bằng dầu diesel và bụi mịn có hại đối với sức khỏe của con người.
Hộp số ô tô 'chết' nhanh do chính sai lầm của tài xế(VietQ.vn) - Hộp số là bộ phận quan trọng của ô tô nhưng nhiều tài xế thường mắc sai lầm khi chăm sóc bộ phận này khiến hộp số nhanh hư hỏng.
Ford tiếp tục triệu hồi gần 1 triệu ôtô do lỗi túi khí Takata
Lỗi túi khí Takata vẫn tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hãng xe trên thế giới. Và mới đây, Ford cũng đã thông báo phải tiếp tục triệu hồi gần 1 triệu chiếc xe chỉ riêng khu vực Bắc Mỹ.
Ford thông báo sẽ mở thêm một đợt triệu hồi mới với số lượng 953.000 chiếc xe đã từng được lắp bộ thổi phồng túi khí Takata tại Bắc Mỹ. Thuộc đợt triệu hồi mở rộng lần thứ tư của Ford, số lượng xe bị ảnh hưởng ở Mỹ lên tới 782.384 chiếc và 149.652 chiếc tại Canada.
Các mẫu xe nằm trong diện triệu hồi lần này là Ford Edge và Lincoln MKZ được sản xuất từ ngày 28/11/2008 đến 12/07/2010 tại nhà máy Oakville, và mẫu bán tải Ranger được sản xuất từ ngày 14/08/2008 đến 21/06/2014 tại nhà máy ở Minneapolis–Saint Paul. Ngoài ra, còn có các mẫu Ford Fusion, Lincoln MKZ và Mercury Milan sản suất từ ngày 03/07/2008 đến ngày 29/07/2012 tại nhà máy Hermosillo, và mẫu xe cơ bắp Ford Mustang sản xuất từ ngày 08/06/2009 đến ngày 16/12/2011 tại nhà máy Flat Rock.
Khi mang đến đại lý, kỹ thuật viên sẽ thay thế miễn phí bộ thổi phồng túi khí phía trước hoặc module túi khí bên ghế phụ cho các xe bị lỗi.
Được biết, các bộ thổi phồng túi khí bị lỗi của Takata chứa một chất hóa học có thể bị hỏng khi tiếp xúc với độ ẩm và nhiệt độ cao. Trong trường hợp xấu, túi khí căng lên khi có va chạm, bộ thổi phồng có thể bắn các mảnh vụn vào buồng lái.
Bên cạnh đợt triệu hồi túi khí Takata, Ford cũng công bố một chiến dịch triệu hồi thứ hai cho mẫu xe EcoSport 2019. Các xe B-SUV của Ford bị lỗi với các mối hàn ở ghế ngồi, khiến chúng không đủ chắc chắn nếu có va chạm xảy ra. Tổng cộng đã có 87 chiếc xe EcoSport thuộc diện triệu hồi tại Bắc Mỹ, 63 chiếc trong đó ở Mỹ và 13 chiếc còn lại ở Canada. Các xe lỗi sẽ được thay ghế mới khi đưa đến đại lý Ford.
Liên quan tới tai nạn do lỗi túi khí, theo thống kê đã có ít nhất có 23 trường hợp tử vong trên toàn thế giới có liên quan đến lỗi túi khí Takata, trong đó có 15 trường hợp tại Mỹ. Hơn 290 trường hợp bị thương do hệ thống bơm túi khí Takata phát nổ, làm văng các mảnh kim loại bên trong xe. Tổng cộng có 19 nhà sản xuất ô tô đang thu hồi hơn 100 triệu hệ thống bị lỗi trên toàn cầu. Trong đó, lỗi túi khí trên Honda là nguyên nhân gây ra 21 trường hợp tử vong, Ford có 2 trường hợp. Cả hai hãng xe đã kêu gọi chủ sở hữu không nên lái xe cho đến khi các bộ phận lỗi được thay thế. Các hãng xe tại Mỹ đã sửa chữa hơn 7,2 triệu hệ thống bơm túi khí Takata bị lỗi trong năm 2018. Vụ lùm xùm này đã khiến Takata tuyên bố phá sản vào tháng 6/2017. Vào 4/2018, nhà sản xuất linh kiện ôtô Key Safety Systems đã mua lại Takata với giá 1,6 tỷ USD. Sau khi sáp nhập, công ty có tên Joyson Safety Systems, là công ty con của Ninh Ba Joyson Electronic Corp. |
(Theo Viet Q)
" alt=""/>Lỗi túi khí có thể gây 'chết người', nhiều hãng ô tô buộc phải triệu hồi gấp18h05 – 18h10
- Phát biểu mở đầu của Bộ trưởng TTTT Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng
- Phát biểu chào mừng của ông Zhao Houlin, Tổng thư ký Liên minh viễn thông quốc tế ITU
- Điều hành Hội nghị: ông Mario Maniewicz, Cục trưởng Cục Thông tin vô tuyến - Liên minh viễn thông quốc tế ITU
18h10 – 18h11
- Chụp ảnh toàn thể diễn giả trên màn hình
18h11 – 19h25
- Các bài phát biểu của các Bộ trưởng:
Cục trưởng Cục Tin học hóa, Việt Nam
Thứ trưởng ICT, Iran
Cục trưởng Cục truyền thông, Kenya
Cục trưởng Bưu chính Viễn thông Zimbabue
Bộ trưởng Truyền thông Isreal
Phó Cục trưởng Truyền thông Lithuania
Uỷ viên cấp cao, Viện liên bang Viễn thông, Mexico
Thứ trưởng Giao thông và Viễn thông, Peru
Bộ trưởng Nhân lực, khoa học và công nghệ Venezuela
Thứ trưởng Viễn thông và Xã hội thông tin Ecuador
Chủ tịch uỷ ban bưu chính viễn thông, Hy Lạp
Bộ trưởng Công nghệ thông tin, truyên thông và sáng tạo, Mauritius
Tổng thư ký quốc gia, Bộ Truyền thông Brazil
Bộ trưởng Giao thông, Truyền thông và Công nghệ cao Azerbaijan
Ông Mát Granryd, Tổng Giám đốc Hiệp hội thông tin di động toàn cầu GSMA
Ông Alinoune Ndiaye, Tổng giám đốc điều hành MEA Orange.
Tổng giám đốc điều hành Inmarsat
Ông Jay Carney, Phó chủ tịch, Amazon
19h25 – 19h45
Các Bộ trưởng trao đổi, thảo luận
19h45
Kết thúc phiên 3
Hội thảo chuyên đề phiên 3 – An toàn thông tin và các giải pháp đảm bảo quyền riêng tư: bảo vệ thế giới số
19h45 – 21h15
Điều hành phiên họp: Mr. Jason Harle, Quản lý cấp cao, Deloitte
Các diễn giả trình bày và thảo luận:
Mr. Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng, Cục An toàn thông tin Việt Nam
Ms Amanda Craig, Giám đốc chính sách an ninh mạng, Microsoft
Mr Leonard Sim, Trưởng phận nghiên cứu kinh doanh khu vực châu Á, Kaspersky
Wojciech Wiewiórowski, Cơ quan giám sát dữ liệu châu u, EDPS
Mr Martin Yates, Giám đốc kĩ thuật, Dell Technologies, Singapore
Mr. Edward Lim, Chuyên gia công nghệ, McAfee
Dr Americo Muchanga, Chủ tịch Cục quản lý truyền thông Mozambique
VietNamNet
" alt=""/>Phiên 3 Hội nghị Bộ trưởng và Hội thảo chuyên đề ITU Digital World 2020